Trình tự thực hiện
|
1. Đối với công dân:
- Nộp hồ sơ đăng ký việc điều chỉnh hộ tịch tại Bộ phận “Một cửa” của UBND quận mà trong địa hạt của quận đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây.
- Nhận phiếu hẹn có ghi ngày trả kết quả
2. Đối với UBND quận:
- Tiếp nhận hồ sơ hợp pháp, hợp lệ; Viết phiếu hẹn trả kết quả
- Thụ lý giải quyết.
- Trả kết quả công dân theo phiếu hẹn
|
Cách thức thực hiện
|
- Thực hiện trực tiếp tại trụ sở UBND quận, mà trong địa hạt của quận đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây.
- Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
|
Thành phần số lượng hồ sơ
|
1. Hồ sơ gồm:
- Đăng ký yêu cầu điều chỉnh hộ tịch do công dân tự viết.
- Các giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh.
- Các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc điều chỉnh hộ tịch.
2. Các giấy tờ phải xuất trình:
- CMND, sổ hộ khẩu của người đề nghị điều chỉnh hộ tịch;
- Văn bản uỷ quyền (đối với các trường hợp bắt buộc phải có văn bản uỷ quyền)
3. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
|
Thời hạn giải quyết
|
- Giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
(01 ngày làm việc. Trong đó: bộ phận “1cửa”: ½ ngày, phòng Tư pháp: ½ ngày)
|
Đối tượng thực hiện
|
Cá nhân
|
Cơ quan thực hiện
|
UBND quận
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
|
- Giấy tờ hộ tịch đã được điều chỉnh.
- Ghi chú nội dung đã được điều chỉnh hộ tịch vào Sổ hộ tịch hiện lưu tại UBND quận.
- Thông báo cho UBND phường nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch hiện lưu tại UBND phường
|
Lệ phí
|
Không
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
không
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
|
- Nội dung cần điều chỉnh đã được đăng ký trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác (không phải Sổ đăng ký khai sinh và Bản chính Giấy khai sinh).
- Sổ hộ tịch không còn lưu được tại UBND phường mà chỉ còn lưu được tại UBND quận
|
Cơ sở pháp lý
|
- Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
|